Tìm hiểu bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì? là 1 phương thuốc quan trọng hơn cả

Hãy cùng DHC tìm hiểu bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm tối đa các cơn đau do bệnh nhé! Cùng với nhịp sống càng bận rộn và hiện đại, bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các cơn đau của bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc, tuy nhiên, chính chế độ ăn uống phù hợp sẽ là phương thuốc quan trọng hơn cả. 

Tìm hiểu bệnh gout FOR SUCCESS – ALL IN Tìm hiểu bệnh gout
GIAN HÀNG TMĐT Tìm hiểu bệnh gout – Website: https://shopsanpham.com – Shopee: https://shopee.vn – Lazada: https://www.lazada.vn – Tiki: https://tiki.vn

https://youtu.be/ux5r1g1ePZo?si=uIPgvo7GxWmuLvMM

1. Bệnh gout nên ăn gì?

Đối với nhóm thịt, bệnh nhân bệnh gout chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng vì nhóm thực phẩm này chứa ít purin hơn so với thịt đỏ. Tuy nhiên, hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày chỉ nên vào khoảng 50-100g.

Đa số các loại trái cây đều rất tốt cho bệnh gout, nên bạn có thể ăn nhiều trái cây mỗi ngày. Đặc biệt, dâu tây và cherry được chứng mình có khả năng làm giảm uric acid nên giúp làm giảm các chứng viêm và các cơn đau do gout.

bệnh gout nên ăn gì? Dâu tây và cherry được chứng mình có khả năng làm giảm uric acid nên giúp làm giảm các chứng viêm và các cơn đau do gout

Tương tự như trái cây thì nhiều loại rau củ sở hữu rất ít purin với hàm lượng trung bình khoảng 20-25 mg purin. Các loại rau củ tốt người bệnh gout là khoai tây, rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, cà tím,… Một số loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cải bẹ xanh, cam, lá sake nên bạn cũng có thể cân nhắc để cho vào thực đơn bữa ăn hằng ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay thế các loại dầu ăn thông thường bằng dầu có nguồn gốc thực vật như olive, dầu lạc, dầu vừng…để giảm lượng chất béo có hại. Ngũ cốc nguyên hạt sở hữu nhiều vitamin và ít nhân purin như yến mạch, gạo lứt và lúa mạch,… rất có lợi cho bệnh nhân gout.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống thân thiện với bệnh gout nên bao gồm 2 muỗng canh các loại quả hạch. Quả hạch bao gồm gia đình các loại hạt giàu dưỡng chất như óc chó, macca, hạnh nhân, hạt điều…

Thực phẩm và thức uống tốt cho người bệnh gout

Thực phẩm và thức uống tốt cho người bệnh gout

Một số thức uống được nghiên cứu đặc biệt có lợi cho bệnh nhân gout là cà phê và trà xanh. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên hấp thụ một lượng nhất định, vừa đủ mỗi ngày chứ không nên lạm dụng nếu không sẽ bị phản tác dụng.

2. Bệnh gout không nên ăn gì? bệnh gout nên ăn gì?

Purine chính là “thủ phạm” gây nên bệnh gout kèm theo các cơn đau đột ngột. Do đó, chế độ ăn uống của bệnh nhân nên tránh các thực phẩm giàu purine cũng như lượng fructose quá cao.

  • Hạn chế ăn nội tạng động vật như: gan, lòng, thận, não, tim cũng như nhóm thịt đỏ như thịt bò, bê, ngỗng và thịt nai. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần nguồn protein từ thịt nên bạn có thể ăn ở mức vừa phải không quá 100gr/ngày

  • Hải sản: Sò điệp, cá trích, cá ngừ, cá hồi có lượng purin rất cao nên đây là nhóm thực phẩm bệnh nhân gout nên tránh.

  • Thực phẩm đóng hộp như nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng… cũng là nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bệnh gout.

  • Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các loại đồ uống chứa nhiều glucose như nước ngọt có gas.

Hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các loại đồ uống chứa nhiều glucose như nước ngọt có gas

Hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các loại đồ uống chứa nhiều glucose như nước ngọt có gas

3. Gợi ý thực đơn cho người mắc bệnh gout => bệnh gout nên ăn gì?

Vitamin C có khả năng làm tăng sự đào thải Uric Acid qua thận và giúp lắng đọng cặn tinh thể quanh các khớp. Do đó, việc bổ sung 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày giúp kiểm soát bệnh gout tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Thực đơn trong ngày cho người mắc bệnh gout nên có nhiều món hấp, luộc và hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ.

Thực đơn gợi ý:

  • Sáng: Cháo thịt nạc (500 ml)
  • Bữa phụ sáng: Táo (1 quả)
  • Trưa: Cơm (80g), tôm rang (40g), rau (200g)
  • Bữa phụ trưa: Cam (1 quả)
  • Chiều: Cơm (80g), trứng (1 quả), rau (200g)

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm chỉ số acid uric DHC Luteolin Uric Acid Down.

Thành phần chính của sản phẩm là Luteolin giúp làm giảm nồng độ uric acid trong các bữa ăn. Đồng thời, Luteolin cũng tham gia ngăn cản 2 giai đoạn sản xuất thêm acid uric trong cơ thể. Đây là thực phẩm chức năng hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân gout và tiểu đường. 

Viên uống giảm chỉ số acid uric DHC Luteolin Uric Acid Down

Viên uống giảm chỉ số acid uric DHC Luteolin Uric Acid Down

    

| SKU: 4511413406342

450,000₫

Chọn:

Số lượng

+

Tổng kết

Chế độ ăn uống giúp cơ thể kiểm soát và hạn chế sự bộc phát của các cơn đau do bệnh gout. Do đó, hãy nghiêm khắc với bản thân, ăn nhiều thực phẩm nhóm tốt và tránh xa các thực phẩm nhóm không tốt. Hy vọng các gợi ý chủ đề bệnh gout nên ăn gì từ DHC Việt Nam sẽ giúp menu ăn uống hàng ngày của bạn đa dạng và ngon miệng hơn.

Tìm hiểu bệnh gout FOR SUCCESS – ALL IN Tìm hiểu bệnh gout
GIAN HÀNG TMĐT Tìm hiểu bệnh gout – Website: https://shopsanpham.com – Shopee: https://shopee.vn – Lazada: https://www.lazada.vn – Tiki: https://tiki.vn

Viết một bình luận