Vậy phù chân ở tháng cuối thai kỳ có gây nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm bớt khó chịu cho mẹ? Hãy cùng DHC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau nhé! Mang thai là hành trình thiêng liêng của người phụ nữ. Đổi lấy niềm hạnh phúc khi được làm mẹ, cơ thể bà bầu sẽ phải thường xuyên đối diện với nhiều khó khăn như thai nghén, mỏi mệt, đau nhức, chuột rút… Trong đó, phù chân ở tháng cuối thai kỳ là hiện tượng thường gặp nhất.
Phù chân ở tháng cuối thai kỳ FOR SUCCESS – ALL IN Phù chân ở tháng cuối thai kỳ
GIAN HÀNG TMĐT Phù chân ở tháng cuối thai kỳ – Website: https://shopsanpham.com – Shopee: https://shopee.vn – Lazada: https://www.lazada.vn – Tiki: https://tiki.vn
https://youtu.be/IMYFvBjpg4Y
1. Phù chân ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Tình trạng phù chân ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ đều là hiện tượng thay đổi sinh lý hết sức bình thường. Đây không phải là bệnh, bởi vì nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy nếu mọi người bị phù chân ở tháng cuối thai kỳ thì không cần quá lo lắng.
Thông thường sau khi sinh em bé các dấu sưng sẽ tự động biến mất. Lúc này điều cần làm là tập trung vào chế độ dinh dưỡng, giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ chờ đợi giây phút con yêu chào đời.
Phù chân là hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai
Tuy nhiên, nếu tình trạng phù chân quá nghiêm trọng thì cũng là một dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật và tuyệt đối không thể coi thường. Khi gặp một số dấu hiệu dưới đây thì các mẹ nên đi khám bác sĩ để xác định tình hình chính xác, kịp thời điều trị:
-
Đau đầu dữ dội.
-
Liên tục buồn nôn.
-
Thị giác kém.
-
Xương sườn đau âm ỉ.
-
Tay, chân, mặt và mắt có dấu hiệu sưng phù bất thường.
| SKU: 4511413401569
250,000₫
2. Cách giảm phù chân ở bà bầu tháng cuối thai kỳ
Tuy rằng vấn đề phù chân ở tháng cuối thai kỳ không gây nguy hiểm nhưng chắc chắn là nó cũng mang đến cảm giác không hề dễ chịu cho mẹ. Để giảm bớt tình trạng này mọi người có thể thực hiện một số cách đơn giản:
-
Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn: Bởi vì ăn nhiều muối thì cơ thể sẽ tích nhiều nước. Các thực phẩm đóng hộp đều chứa hàm lượng muối rất dồi dào vì vậy mọi người nên chủ động tự nấu ăn tại nhà.
-
Tăng hàm lượng kali: Kali sẽ giúp làm giảm phù chân ở tháng cuối thai kỳ. Các thực phẩm giàu kali như: khoai tây, mận, cam, chanh dây, cá hồi, chuối,…
-
Uống nhiều nước mỗi ngày: Làm tăng quá trình trao đổi chất và bài tiết. Nếu bạn bị mất nước thì cơ thể sẽ chủ động tích nước dự trữ làm tình trạng sưng phù càng thêm tệ. Hãy cố gắng uống 2 lít nước mỗi ngày để đồng thời bài trừ độc tố.
-
Chườm đá: Dùng khăn bọc đá, chườm lên vết sưng từ 10 – 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện vết sưng hiệu quả.
-
Khi nghỉ ngơi nên kê cao chân: Giúp máu lưu thông trở về tim dễ dàng hơn.
-
Luôn mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Đặc biệt tránh các loại dây chun chật.
-
Mang giày thoải mái: Lựa chọn các chất liệu êm ái, kích thước vừa vặn là chìa khóa giảm sưng phù chân ở tháng cuối thai kỳ.
-
Thường xuyên vận động, tập yoga, tập thể dục, đi bộ,…
Thường xuyên xoa bóp sẽ giúp giảm phù chân
>> Xem ngay: Phù chân bà bầu tháng thứ 5
3. Những điều cần tránh cho mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37
Các mẹ bầu bị phù chân tay khi mang thai tháng cuối cần lưu ý một số điều dưới đây:
-
Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
-
Không nên nằm ngửa khi ngủ làm cản trở lưu thông máu. Nên nằm nghiêng về phía bên trái và kê cao chân để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn.
-
Không nên mặc quần áo bó sát.
-
Không nên đi giày cao gót.
-
Hạn chế sử dụng cafein và các thực phẩm có cồn.
-
Không nên đeo tất quá chật.
-
Không nên ăn mặn.
Không nên mang tất quá chật khi đang mang thai
>> Xem thêm: Phù chân khi mang thai 3 tháng đầu
4. Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh?
Phù chân có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của thai kỳ, vì vậy chúng không liên quan đến dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên nếu phù chân ở tháng cuối thai kỳ cụ thể là phù chân khi mang thai tháng thứ 9, vậy thì rất có thể đây là dấu hiệu thông báo em bé sắp chào đời.
Để chắc chắn hơn thì các mẹ nên quan sát thêm những dấu hiệu khác đi kèm như:
-
Bụng bầu có chiều hướng tuột xuống phía dưới.
-
Dịch âm đạo xuất hiện bất thường.
-
Các cơn gò bụng, đau bụng xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều.
-
Vùng xương chậu cảm giác được mở rộng hơn bình thường.
-
Vỡ nước ối hoặc xuất huyết.
Nếu cơ thể gặp thay đổi thất thường các mẹ hãy ngay lập tức nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu phát hiện tình trạng bất thường mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHC Lutein Blue Light Protection
430,000₫
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHC Blueberry Extract
280,000₫
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHC Bifido Fast Active
580,000₫
Tổng kết
Ngoài việc ảnh hưởng đến vận động, gây khó chịu thì phù chân ở tháng cuối thai kỳ thực chất là vấn đề rất bình thường, mẹ bầu nào cũng gặp phải. Vì vậy nên chị em hãy hết sức an tâm nhé! Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời.
Để biết thêm các thông tin về sức khỏe, mọi người hãy thường xuyên truy cập tại DHC Việt Nam. Chúc mẹ và bé có một hành trình mang thai an toàn, thuận lợi!
Phù chân ở tháng cuối thai kỳ FOR SUCCESS – ALL IN Phù chân ở tháng cuối thai kỳ
GIAN HÀNG TMĐT Phù chân ở tháng cuối thai kỳ – Website: https://shopsanpham.com – Shopee: https://shopee.vn – Lazada: https://www.lazada.vn – Tiki: https://tiki.vn