Top 10 cách tẩy tế bào chết môi hiệu quả cho môi hồng rạng rỡ tại nhà

Top 10 cách tẩy tế bào chết môi hiệu quả cho môi hồng rạng rỡ tại nhà. Trong chu trình chăm sóc da mặt, bạn nhất định đừng quên bước tẩy tế bào chết cho đôi môi để giảm bớt tình trạng môi khô ráp, thâm sạm. Một gương mặt rạng ngời xinh đẹp nhất định không thể thiếu đôi môi hồng hào, căng mịn được rồi.

Đọc ngay bài viết này để DHC Việt Nam chỉ bạn cách lấy lại làn môi hồng, căng mềm chỉ trong tích tắc nhé!

——————————
cách tẩy tế bào chết môi FOR SUCCESS – ALL IN cách tẩy tế bào chết môi
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT cách tẩy tế bào chết môi
– Shopee: https://shopee.vn
– Tiki: https://tiki.vn
——————————

 

-5%

Son dưỡng DHC Lip Cream

189,050₫ 199,000₫
    

(14 đánh giá)

 

Son màu cao cấp DHC Perfect Lipstick

600,000₫
    

(5 đánh giá)

 

-5%

Son dưỡng DHC Lip Cream

189,050₫ 199,000₫
    

(14 đánh giá)

 

Son màu cao cấp DHC Perfect Lipstick

600,000₫
    

(5 đánh giá)

 

-5%

Son dưỡng DHC Lip Cream

189,050₫ 199,000₫
    

(14 đánh giá)

 

Son màu cao cấp DHC Perfect Lipstick

600,000₫
    

(5 đánh giá)

 
 

1. Tẩy tế bào chết môi là gì?

Tế bào chết mỗi là lớp da môi bị “chết” đi và dần dần bong ra. Cũng tương tự như tế bào chết da mặt, quá trình đào thải tế bào chết này ở môi diễn ra theo chu kỳ.

Tình trạng đào thải tế bào chết ở mỗi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào tác động từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, chẳng hạn: không tẩy trang môi, môi thiếu ẩm, thay đổi nội tiết, tia UV, khói bụi,…

Tẩy da chết môi để làm sạch lớp da môi khô bong tróc, lớp da chết thừa thãi trên môi

Tẩy da chết môi làm sạch lớp da môi khô bong tróc, lớp da chết thừa thãi trên môi

Việc tẩy tế bào chết môi là một bước chăm sóc môi cần thiết để “dọn dẹp” sạch sẽ lớp da chết không có tác dụng đó, tránh cho đôi môi trông xấu xí, khô nẻ.

>> Xem thêm: Nguyên nhân môi thâm và cách trị thâm môi hiệu quả nhanh

2. Vì sao cần tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên?

Việc các lớp tế bào chết tồn đọng sẽ khiến cho đôi môi khô sạm, kém thẩm mỹ.

Vì vậy, bước tẩy da chết môi là rất cần thiết vì mang lại những tác dụng sau:

  • Loại bỏ lớp da chết già cỗi cho đôi môi mịn màng.
  • Giúp môi hấp thụ được dưỡng chất từ son dưỡng, sản phẩm chăm sóc riêng biệt dành cho môi.
  • Giảm thiểu tình trạng khô nẻ, tróc vảy.
  • Giúp bước trang điểm môi thuận lợi hơn, son lên màu đẹp và mịn.

Tẩy da chết để đôi môi không còn khô ráp, nứt nẻ

Tẩy da chết để đôi môi không còn khô ráp, nứt nẻ

Đặc biệt, tẩy tế bào chết môi còn hỗ trợ giảm thâm, xỉn màu cho đôi môi sáng màu và tươi trẻ hơn.

Tình trạng môi thâm không chỉ là do melanin trong cơ thể sản sinh nhiều mà còn do lớp tế bào chết không được dọn sạch, thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn và ánh nắng khiến chúng ngày một sạm màu hơn.

Tẩy tế bào chết môi sẽ loại bỏ lớp da chết sạm màu đó, giúp cho sản phẩm dưỡng môi phát huy tốt được tác dụng, nhanh chóng lấy lại vẻ hồng hào cho làn môi.

Tẩy da chết còn giúp môi bớt thâm sạm, xỉn màu

Tẩy da chết còn giúp môi bớt thâm sạm, xỉn màu

    

(14 đánh giá)

| SKU: 4511413503997
 

189,050₫199,000₫

(Bạn đã tiết kiệm được 9,950₫)

 

Số lượng

3. 11 cách tẩy da chết môi hiệu quả nhanh tại nhà cho môi hồng rạng rỡ

Không mất quá nhiều chi phí và công sức, 11 cách tẩy da chết môi ngay tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện đôi môi thâm để có được sắc môi hồng hào, căng mịn.

Cách 1. Tẩy tế bào chết môi bằng mật ong

Có lẽ bạn không biết, mật ong có chứa alpha hydroxy acid (AHA) và axit malic là hai hoạt chất có khả năng loại bỏ tế bào chết hiệu quả, được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp.

Sử dụng mật ong để tẩy da chết cho môi không những giúp môi thêm căng mọng mà còn dưỡng ẩm cho môi luôn mềm mịn.

Nguyên liệu
  • 1 thìa cà phê mật ong.
Cách làm
  • Thoa mật ong lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Mật ong vừa làm sạch vừa dưỡng ẩm cho môi

Mật ong vừa làm sạch vừa dưỡng ẩm cho môi

>> Xem thêm: 5 cách tẩy da chết môi bằng mật ong cực kỳ đơn giản

Cách 2. Tẩy tế bào chết môi bằng đường

Đường được đánh giá là một nguyên liệu tự nhiên, lành tính giúp tẩy da chết hiệu quả.

Kết hợp đường cùng một chút mật ong hoặc dầu tự nhiên giàu vitamin E như dầu oliu, dầu dừa sẽ giúp bạn vừa làm sạch da chết trên môi, vừa duy trì độ ẩm cho môi luôn mềm mịn.

Nguyên liệu
  • 1 thìa cà phê đường trắng hạt nhỏ.
  • 1 viên nang vitamin E
Cách làm
  • Trích lấy vitamin E trong viên nang sau đó trộn đều với đường thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa hỗn hợp lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Đường là nguyên liệu tẩy tế bào chết môi tự nhiên, lành tính

Đường là nguyên liệu tẩy tế bào chết môi tự nhiên, lành tính

Cách 3. Tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng

Kem đánh răng chứa một số chất có khả năng diệt khuẩn chính là canxi, flo, ancol.

Chúng sẽ làm sạch lớp tế bào chết trên da môi, đồng thời kích thích tế bào mới sản sinh cho môi thêm hồng hào.

Nguyên liệu
  • Một lượng kem đánh răng khoảng 2-3 cm.
  • Bàn chải răng lông mềm.
Cách làm
  • Thoa kem đánh răng đều lên môi, để trong khoảng 5-10 phút.
  • Sau đó dùng bàn chải răng xoa nhẹ môi khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Kem đánh răng chứa nhiều chất diệt khuẩn có thể làm sạch lớp da chết trên môi

Kem đánh răng chứa nhiều chất diệt khuẩn có thể làm sạch lớp da chết trên môi

Cách 4. Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline

Vaseline được cô đặc từ dầu khoáng tự nhiên, có khả năng phòng chống hiện tượng bong tróc, khô căng và nứt nẻ ở da.

Hơn nữa, Vaseline còn có tác dụng tái tạo da rất tốt nên được nhiều chị em sử dụng để tẩy da chết môi.

Nguyên liệu
  • 1 hũ Vaseline.
Cách làm
  • Thoa một lớp dày Vaseline lên môi, để trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Sau đó dùng một chiếc bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Tận dụng vaseline dưỡng môi để tẩy da chết cho môi vô cùng tiện lợi

Tận dụng vaseline dưỡng môi để tẩy da chết cho môi vô cùng tiện lợi

>> Xem thêm: Môi thâm nên dùng son màu gì phù hợp?

Cách 5. Tẩy tế bào chết môi bằng dầu dừa

Dầu dừa được xem như là một loại kem dưỡng ẩm vô cùng lý tưởng cho làn da. Công thức tẩy tế bào chết từ dầu dừa và đường trắng vừa làm sạch lớp da chết môi vừa bổ sung độ ẩm kịp thời cho môi luôn mềm mịn.

Nguyên liệu
  • 1 thìa cà phê dầu dừa dạng lỏng.
  • 1 thìa cà phê đường trắng
Cách làm
  • Trộn đều đường trắng và dầu dừa thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa sẽ không lo môi bị mất độ ẩm

Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa sẽ không lo môi bị mất độ ẩm

Cách 6. Tẩy da chết môi bằng cà phê

Bã cà phê có tác dụng chống oxy hóa và tẩy tế bào chết an toàn, hiệu quả mà chị em nào cũng biết.

Bạn có thể sử dụng bã cà phê để tẩy tế bào chết môi cho đôi môi thêm sáng mịn, giảm thâm sạm.

Nguyên liệu
  • 1 thìa cà phê bã cà phê.
  • 1 thìa cà phê dầu oliu.
  • 1 chén nhỏ nước lọc.
Cách làm
  • Trộn đều bã cà phê cùng dầu oliu và nước lọc cho đến khi được hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Bã cà phê làm sạch lớp da chết và chống lão hóa cho đôi môi

Bã cà phê làm sạch lớp da chết và chống lão hóa cho đôi môi

Cách 7. Tẩy tế bào chết cho môi bằng baking soda

Baking soda có khả năng làm sạch bụi bẩn, tế bào chết trên da cũng như môi nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào làm phương pháp tẩy da chết môi cũng rất hiệu quả.

Nguyên liệu
  • 1 thìa bột baking soda.
  • Một chén nhỏ nước lọc.
Cách làm
  • Trộn đều bột baking soda với nước để được hỗn hợp sánh mịn, không quá loãng.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Baking soda có thể làm sạch bụi bẩn, tế bào chết trên môi

Baking soda có thể làm sạch bụi bẩn, tế bào chết trên môi

Cách 8. Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu oliu

Dầu oliu giàu vitamin E sẽ giúp làm mềm da môi, khiến cho lớp da chết dễ bị cuốn trôi đi. Đồng thời, dầu oliu cũng giúp duy trì sự mềm mịn cho đôi môi.

Nguyên liệu
  • ½ thìa dầu oliu.
  • ½ thìa đường trắng hạt nhỏ.
Cách làm
  • Trộn đều đường và dầu oliu để được hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Dầu oliu giúp tẩy tế bào chết cho đôi môi hiệu quả mà môi vẫn mềm

Dầu oliu giúp tẩy tế bào chết cho đôi môi hiệu quả mà môi vẫn mềm

>> Xem thêm: 9 tác dụng tuyệt vời của vitamin E với làm đẹp da

Cách 9. Tẩy tế bào chết môi bằng dâu tây

Trong dâu tây có chứa alpha hydroxy acid (AHA) – một hoạt chất có tác dụng tẩy da chết hiệu quả.

Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào trong dâu tây cũng giúp giảm thâm môi và dưỡng môi thêm hồng hào.

Nguyên liệu
  • 2 – 3 trái dâu tây.
Cách làm
  • Dâu tây rửa sạch rồi nghiền nát.
  • Thoa đều dâu tây lên môi rồi dùng ngón tay massage nhẹ khoảng 1 phút.
  • Rửa sạch môi với nước ấm.

Dâu tây có chứa AHA giúp tẩy tế bào chết hiệu quả cho môi

Dâu tây có chứa AHA giúp tẩy tế bào chết hiệu quả cho môi

Cách 10. Tẩy da chết môi bằng chổi mascara cũ hoặc bàn chải lông mềm

Nếu bạn quá bận rộn thì có thể tận dụng thời gian lúc đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ, dùng bàn chải răng chà xát nhẹ lên môi để làm sạch lớp tế bào chết. Lưu ý là nhớ dùng bàn chải răng có lông mềm nhé.

Bạn cũng có thể sử dụng chổi mascara thay thế bàn chải răng để tẩy da chết môi với cách làm tương tự.

Tuy nhiên, bạn cần sử dụng chổi mascara sạch để tẩy da chết đấy.

Sử dụng bàn chải răng lông mềm để tẩy tế bào chết cho môi

Sử dụng bàn chải răng lông mềm để tẩy tế bào chết cho môi

Cách 11. Tẩy da chết môi bằng muối

Muối cũng có khả năng tẩy da chết nhẹ, khi kết hợp cùng kem đánh răng sẽ làm tăng hiệu quả giảm thâm môi, kích thích da môi sản sinh tế bào mới để môi thêm hồng.

Nguyên liệu
  • Một lượng kem đánh răng khoảng 1-2 cm.
  • ½ thìa cà phê muối hạt nhỏ.
Cách làm
  • Trộn đều kem đánh răng với muối sau đó thoa đều lên môi.
  • Dùng bàn chải răng chà nhẹ môi khoảng 2-3 phút.
  • Để hỗn hợp trên môi khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Muối có tính sát khuẩn giúp làm sạch da chết trên môi

Muối có tính sát khuẩn giúp làm sạch da chết trên môi

4. Lưu ý khi tẩy da chết môi tại nhà đúng cách an toàn

So với da mặt thì da môi mỏng manh hơn rất nhiều lần. Vì thế, bạn cần nắm rõ các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho môi trong quá trình tẩy da chết.

  • Tẩy trang môi, làm sạch lớp son màu, bụi bẩn trên môi trước khi tẩy da chết.
  • Chỉ nên tẩy da chết môi tối đa 2 lần/tuần, tránh lạm dụng để môi không bị khô, mỏng manh dẫn tới chảy máu.
  • Dưỡng môi ngay sau khi tẩy da chết. Thoa son dưỡng môi sau khi tẩy da chết không chỉ giúp môi thêm khỏe mạnh mà còn giảm tình trạng môi khô nứt nẻ.
  • Sử dụng nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản để tẩy da chết cho môi.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày tránh cho cơ thể bị mất nước dẫn đến khô môi.
  • Bảo vệ môi bằng khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh tác động xấu từ môi trường, thời tiết.
  • Kết hợp bổ sung thực đơn ăn uống giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E như rau xanh, trái cây có múi, cá biển, trứng gà,… và hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… để môi không bị thâm sạm.

Nên thoa son dưỡng sau khi tẩy da chết để đôi môi được chăm sóc tốt nhất

Nên thoa son dưỡng sau khi tẩy da chết để đôi môi được chăm sóc tốt nhất

 

-5%

Son dưỡng DHC Lip Cream

189,050₫ 199,000₫
    

(14 đánh giá)

600,000₫
    

(5 đánh giá)

 

-5%

Son dưỡng DHC Lip Cream

189,050₫ 199,000₫
    

(14 đánh giá)

 

Son màu cao cấp DHC Perfect Lipstick

600,000₫
    

(5 đánh giá)

 

-5%

Son dưỡng DHC Lip Cream

189,050₫ 199,000₫
    

(14 đánh giá)

 

Son màu cao cấp DHC Perfect Lipstick

600,000₫
    

(5 đánh giá)

 
 

Tổng kết

Áp dụng đúng cách tẩy tế bào chết môi sẽ giúp cải thiện tình trạng môi thâm sạm, tạo điều kiện cho sản phẩm dưỡng môi phát huy tác dụng, giúp môi không còn khô ráp mà trở nên mềm mịn, hồng hào hơn.

Chúc bạn sẽ có một bờ môi xinh, hồng hào và đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ mẹo làm đẹp từ DHC Việt Nam nhé!

——————————
cách tẩy tế bào chết môi FOR SUCCESS – ALL IN cách tẩy tế bào chết môi
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT cách tẩy tế bào chết môi
– Shopee: https://shopee.vn
– Tiki: https://tiki.vn
——————————

Viết một bình luận