Nhà Sách Thời Đại Cách Một Cuốn Sách Ra Đời Tại Timebooks Trong Từng Công Đoạn, Chúng Mình Đều Cẩn Thận Và Tỉ Mỉ, Với 1 Mong Muốn Có Thể Gửi Đến Độc Giả Cuốn Sách Hoàn Hảo Nhất.

Nhà Sách Thời Đại (Châu Diên dịch, tái bản bản in năm 1992), nhưng rải rác. Lần này, với bộ sách Kahlil Gibran, nhà nghiên cứu – dịch giả Nguyễn Ước đã dành thời gian hơn 2 năm để dịch và giới thiệu cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về con người – tác phẩm lừng danh: Kahlil Gibran.

——————————
Nhà Sách Thời Đại FOR SUCCESS – ALL IN Nhà Sách Thời Đại
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT Nhà Sách Thời Đại: 

Công ty Nhà Sách Thời Đại trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

——————————

Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại Nhà Sách Thời Đại

Cuốn sách biên khảo Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại được xuất bản lần đầu tiên ở Sài Gòn, Nxb Vĩnh Phước ấn hành năm 1963, cho ta biết thêm về một Bùi Giáng – nhà giải minh trong văn chương và triết học, bên cạnh một Bùi Giáng – thi sĩ uyên thâm đã quá nổi tiếng mà chúng ta hằng biết. Nhà Sách Thời Đại
Martin Heidegger (1889-1976) được coi là nhà tư tưởng lớn và nổi tiếng giữa thế kỷ XIX và cuối XX. Những bài viết triết học của ông đã gây chấn động trong lịch sử triết học thế giới. Tất cả tư tưởng của Heidegger nằm trong phạm trù triết học của con người và được nêu rõ nhất trong tác phẩm “Sein und Zeit” (Hữu thể và Thời gian) ra đời năm 1927.
Tư tưởng hiện đại, đối với Bùi Giáng không được khu biệt một cách chặt chẽ theo mốc thời gian, mà có thể là bất cứ ai – từ Homère, Sophocle, Parmenides, Khổng Tử, Nguyễn Du… đến Camus, Faulkner đương đại… Nhà Sách Thời Đại
Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại không chỉ nói về Heidegger hay tư tưởng của ông. Thông qua cuốn sách, Bùi Giáng đã cho chúng ta thấy được nhiều suy tư của bản thân, chính Heidegger đã gợi hứng cho ông gặp lại chính mình. Bùi Giáng gặp được nét đồng điệu ở cách đặt vấn đề “thiết lập Vĩnh Thể trên dòng Tồn lưu” tuy khó hiểu nhưng không quá xa lạ với truyền thống suy niệm Đông phương. Và trước hết, là sẻ chia cảnh ngộ chua xót: các khuôn mặt lớn trong lịch sử văn chương và tư tưởng Đông Tây ít nhiều đều là nạn nhân của những ngộ nhân, ngộ giải làm rụng tía rơi hồng, “không thấy cây lá ở trên đầu, không còn thùy dương dặm trùng quan mây trắng.” (trang 55)
Có thể điểm qua vài điểm chính xuyên suốt trong tác phẩm: Nhà Sách Thời Đại
1. Những ngộ nhận trong văn chương và triết học thường là hậu quả tai hại của một lề lối suy tư “bất cận nhân tình”, “sổ sàng vén tóc nắm tay” vì đã sử dụng “lý tính” một cách vội vàng, nông cạn.
2. Đó là những biểu hiện bên ngoài của một sự khủng hoảng sâu xa hơn nơi bản thân những nền triết học là đứa con tinh thần của một thời đại tha hóa. Tha hóa và những con đường khác nhau “đồng quy nhi thù đồ” cùng hướng về một mục đích “hòa giải”, “khắc phục tha hóa” là mạch ngầm mãnh liệt của lịch sử tư tưởng: hành đạo và đạt đạo trong Tam giáo Đông phương, học thuyết biện chứng trong triết học cổ điển Đức dẫn tới Hoelderlin, Hegel và Marx… Ở đây, ông giới thiệu con đường của Heidegger trong viễn tượng đối thoại với những con đường khác. Trên con đường này, ẩn hiện bóng dáng đặc biệt của Hoelderlin, người thi sĩ – triết gia sẽ được Heidegger ra công minh giải và Bùi Giáng diễn dịch lại trong nhiều tác phẩm về sau của ông. Hoelderlin với quan niệm độc đáo về bản chất và vị trí của ngôn ngữ thi ca sẽ âm thầm làm người giữ nhịp cho cuộc đối thoại mà Heidegger mong muốn mở ra. Nhà Sách Thời Đại
3. Những nhận định sâu sắc rải rác trong sách của Bùi Giáng:“Chúng ta quên mất một cách quá dễ dàng rằng: một nhà tư tưởng tác động một cách thiết cốt nhất chính là ở những điểm ông bị kích bác hơn là ông được tán đồng.” (trang 76)
“Ý hướng đức lý của những tác phẩm lớn là ý hướng tất nhiên, không bao giờ thiếu. Và chính nó là cội nguồn kỳ bí của tác phẩm lớn. Nhưng có điều: nghệ sĩ tầm thường thì đem đức lý làm hại tác phẩm, bởi vì ngay cái đức lý họ quan niệm đã hỏng tự ban đầu. Họ làm ta khó chịu. Đối với nghệ sĩ lớn, không vậy. Đây là điều rất dễ hiểu: kẻ trung nhân dĩ hạ vớ vào đâu làm hư tới đó. Kẻ trung nhân dĩ thượng, trái lại. Họ kết hợp hồn nhiên cái chân, cái thiện, cái mỹ vào nhau như là ăn và uống vậy.” (trang 347) Nhà Sách Thời Đại
“Những tác phẩm u tối nhất của Faulker là những tác phẩm phong phú nhất. Nó mở cửa cho ta bước vào một vũ trụ huyền ảo thăm thẳm nhất, để khi bước về với phong cảnh hương màu của thế giới bốn bên, lòng chúng ta sẽ không phải ngẩn ngơ như gà trống…” (trang 308)
“Cái khát vọng miên man của Faulkner là tìm về với cái thời gian viên mãn”. “Từ đó, Faulkner muốn rằng tất cả những điên đảo, âm u, quỷ loạn trong tác phẩm của mình (“The sound and the fury” – Âm thanh và cuồng nộ) phải hé mở một ảnh tượng bát ngát của Thiên Đường. Cái métaphysique (siêu hình học) của ông còn hoài mong cái éthique (đạo đức, đạo đức học) trong viễn tượng một cái ontologie (bản thể học) gần gũi với hình nhi thượng Khổng, cái đạo của Lão Trang, cái nụ cười bất tuyệt của Phật pha cái hãi hùng tê buốt của Pascal.” (trang 419-420) Nhà Sách Thời Đại
“Bạn đọc sẽ nhận thấy nhiều nhà phê bình đã ngộ nhận tư tưởng Camus một cách thật tai hại ngu si. Sở dĩ Camus thường nói đến cuộc đời phi lý, nói đến nghĩa sa mạc hư vô của tồn sinh, không phải để rồi ca ngợi tán dương hành động điên cuồng của những “héros absurdes” (các nhân vật “người hùng” phi lý), như Caligula, như Martha v.v…. Trước sau, Camus chỉ có một mối ưu tư đau đớn: đẩy tư tưởng hư vô đến cùng độ, đẩy hư vô chủ nghĩa đến cuối đường, để chúng ta nhìn rõ những hậu quả gớm guốc của nó. Có thể, thì sau đó ta mới đủ sáng suốt đưa “tinh thần phản kháng” của mình ra mà chọn lại lối đi về, vượt qua hư vô chủ nghĩa, chống lại những oái oăm của thế sự, tìm lại những thăng bằng giữa đảo điên, chinh phục lại cái tự do chân chính của con người vốn thường bị lạc lối giữa mê cung.” (trang 562)
“Camus đã sống với thời đại, hiểu trọn vẹn bi kịch của thời đại, thừa sáng suốt để nhận ra những điểm “sơ hở” cần thiết của Nietzsche, những tơi bời mãnh liệt của Dostoievsky, những lời rời rã của Kafka… và đủ can đảm để lùi về phía sau, cam lòng chịu để đời ngộ nhận thái độ của mình và chậm rãi bình tĩnh nói tiếng nói muôn đời của nhân loại khát vọng tự do và công chính.” (trang 585) Nhà Sách Thời Đại
“Toàn thể văn nghiệp của Camus biểu trưng một sự tiến triển của con người thời đại đi giữa hư vô chủ nghĩa và gạch vụn tro tàn, mà giữ vững một niềm tin vũ bão ở khả năng xây dựng của con người trước sức tàn phá của hư vô.” (trang 723).
“Có lẽ chỉ cần nhìn cái lối thể hiện tác phẩm của Gabriel Marcel, là cũng đủ để ta thấy triết gia hiện sinh chống đối óc duy lý một cách mãnh liệt. Ông tuyệt đối chối bỏ cái hệ thống lấp lơ khô cỗi, của những kẻ tự dối mình trong những biện luận mình tự cho là phân minh.” (trang 787) Nhà Sách Thời Đại
“Shakespeare đẩy ta vào giới hạn cuối cùng của đời sống để buộc ta nhìn nhận chân lý của hiện tồn, nhìn lại nhân gian trong viễn tượng nghiệt ngã.” (trang 853)
[…]Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại xoay quanh một số chủ đề triết học nhưng được tác giả lý giải và so sánh nhiều nguồn tư liệu tổng hợp đến từ nhiều chân trời văn học hòa quyện với dòng cảm xúc triền miên và những suy niệm sâu lắng riêng tư. Chính sự hòa quyện ấy đã mang lại văn phong độc đáo, đồng thời toát lên tinh thần nhân văn và chất văn học kỳ ảo của ngọn bút Bùi Giáng.
 

——————————

Mấy thập niên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Quảng Nam đã là một trong những trung tâm sôi nổi nhất của các cuộc vùng dậy và trăn trở tìm đường cứu nước, từ Nghĩa hội Cần Vương cho đến Duy Tân Hội, rồi phong trào Duy tân làm rung chuyển cả Trung Kỳ, cả nước. Nhà Sách Thời Đại

Lê Cơ (1870 – 1918) sinh tại làng Phú Lâm, huyện Lễ Dương (Tiên Phước), trước thuộc phủ Thăng Bình, sau thuộc phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Là con ông Lê Tuân tức ông Bá Tư và bà Nguyễn thị. Thuộc một gia đình danh tộc trong vùng, là ngoại thích của ông Thượng Thư bộ Lại Nguyễn Thuật (tức ông Thượng Hà Đình). Lê Cơ là một con người rất đặc biệt, ông đã đi qua tất cả các trào lưu, có mặt trong tất cả các biến cố lịch sử trọng đại nhất suốt thời chuyển thế kỷ, cũng là chuyển động vừa nối tiếp vừa song song của các phong trào cứu nước lớn trong thời của ông, và đều ở hàng đầu. Cuộc đời của ông, sự nghiệp của ông, số phận của ông chính là lịch sử của cả thời kỳ anh hùng và bi tráng đó. Ông là nhân vật tiêu biểu của đêm trước xiết bao khó nhọc của buổi bình minh mà thế hệ ông trằn trọc chuẩn bị cho dân tộc. Nhà Sách Thời Đại
Xã Cơ, tức Lê Cơ, thường gọi Xã Sáu, lý trưởng làng Phú Lâm, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Làng Phú Lâm khi ấy có tiếng là giàu, lại là làng ngoại thích một vị quan lớn, hào cường chiếm cả quyền làng, cho đến đỗi lúc bấy giờ không ai muốn làm lý trưởng, vì đến mùa thuế thì thu không đủ, thường phải bồi phụ cho bọn cường hào kia; còn xâu thì các chân tay của mấy nhà ấy cũng không được bắt, chỉ bắt mấy tên dân cùng. Nhà Sách Thời Đại
Lê Cơ là một người học trò (thi vào trường Ba) vẫn bất mãn cho cái tệ ấy, lúc chưa làm lý trưởng, đã có đôi phen kiện với bọn cường hào kia, đến tỉnh đến tòa, kỳ cho thấu lý mới thôi.
Năm 1903 Thừa phái, quan phủ về làng đặt lý trưởng, không ai muốn làm cả, nghe trong làng có Lê Cơ người học vào trường Ba, quan đòi ra bảo làm lý trưởng. Đầu tiên ông từ chối, sau quan ép mãi, ông mới nghĩ rằng người xưa có nói: “Dầu không làm cho thiên hạ, cũng thí nghiệm trong một làng – Túng bất năng hành chi thiên hạ, do khả nghiệm chi nhất hương” , ông bèn lãnh triện làng. Nhà Sách Thời Đại
Nhận chức lý trưởng rồi, ông phát nguyện quyết làm cách nào mà trừ cho được cái tệ hào cường nhũng lạm và hiếp dân, mà muốn trừ cái tệ ấy thì phải làm thế nào cho dân làng phần đông tín phục đã. Khi ấy ông bắt đầu cải cách, từ việc xâu thuế cho đến tế tự canh phòng, trăm điều chấn chỉnh, bọn hào cường kia không thi thủ đoạn ích kỷ như trước, mà dân trong làng đều tâm phục cả. Nhà Sách Thời Đại
“Hăm lăm triệu đầu đen máu đỏ,
Họ Hồng Bàng là tổ nhà ta,
Mở mang từ thuở ông bà,
Tắm mưa dãi gió mới ra nước này.
Sao con cháu còn ngây còn dại,
Đến nỗi nên hư hại thế này?”
(Thơ Lê Cơ: Gióng trống Duy tân) Nhà Sách Thời Đại
Một trăm năm đã trôi qua từ ngày Lê Cơ hy sinh ở nhà tù Lao Bảo, một sự hy sinh lẫm liệt mà cũng thật bế tắc đau đớn. Ông để lại cho ta công cuộc cải tạo xã hội đã được ông bắt đầu sớm, cụ thể và sáng suốt một cách bất thường mà lại dở dang, dù độc lập dân tộc đã được giải quyết bằng mấy cuộc chiến tranh anh hùng.

——————————

Đại sư Tinh Vân sinh năm 1927, người giang Đô tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đại sư xin xuất gia năm 12 tuổi, tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn năm 1947, năm 1949 đến Đài Loan đảm nhiệm chứ vụ chủ biên cho tạp chí Nhân sinh và Chủ nhiệm giáo vụ của Hội giảng tập Phật giáo Đài Loan. Nhà Sách Thời Đại

Trong thời gian hơn 60 năm xuất gia, Đại sư lần lượt xây dựng hơn 200 đạo tràng ở khắp nơi trên thế giới, sáng lập 21 nhà trưng bày mỹ thuật, 26 thư viện, 4 nhà xuất bản, 12 nhà sách, hơn 50 trường học Trung Hoa… Từ năm 1970, Đại sư lần lượt thành lập cô nhi viện, tịnh xá, bệnh viện… Tác phẩm do Đại sư đã trước tác và biên soạn như: Thích Ca Mâu Ni Phật truyện, Tinh Vân Đại sư giảng diễn tập, Phật giáo tùng thư, Phật Quang giáo khoa thư, Vãng sự bách ngữ, Nhân gian Phật giáo hệ liệt, Nhân gian Phật giáo ngữ lục….Tổng tính có đến gần 20 triệu chữ và được dịch sang hơn 10 loại ngôn ngữ, được lưu bố rộng rãi trên khắp thế giới.
Từ những khởi đầu âm u tại một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, Krishnamurti nổi bật là một đạo sư bất khả phân loại và vô song, mà những cuộc diễn thuyết cùng sách của ông không liên kết với một tôn giáo cá biệt nào, cũng không thuộc phương Đông hoặc phương Tây, mà là cho toàn thể thế giới. Nhà Sách Thời Đại
Trong suốt khảng sáu mươi năm, ông phát biểu với đông đảo cử tọa bằng những lời lẽ thích đáng, sống động, tác động lên từng cá nhân và từng xã hội. Ông thường xuyên có những cuộc thảo luận với những nhân vật nổi tiếng trong giới nhà văn, nhà triết học, nhà khoa học, nhà giáo dục và thủ lãnh quốc gia. Bằng sự gần gũi, trực tiếp lạ lùng và không dùng tới bất cứ dàn bài hoặc tài liệu đính kèm nào, ông đạt tới điểm cốt tủy của những vấn đề mà loài người đã hàng thế kỷ vật lộn với chúng.
Sách Krishnamurti được xuất bản khắp thế giới, được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng. Các tác phẩm của ông cũng có trong các băng ghi âm, ghi hình và các đĩa điện tử. Phần lớn tư liệu đó nay được sử dụng trong hơn 150 trường cao đẳng và đại học.

——————————

Thi sĩ, triết gia và họa sĩ Kahlil Gibran chào đời tại xứ Li-băng (Lebanon) giáp ranh miền Bắc của Israel. Mảnh đất nhìn ra Địa Trung Hải, với Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sát cạnh sườn, nên là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa lớn và sản sinh ra nhiều ngôn sứ nổi tiếng. Nhà Sách Thời Đại

Bản thân Kahlil Gibran cũng được đánh giá là một ngôn sứ của thời đại.Kahlil Gibran đã được dịch khá nhiều ở Sài Gòn trước 1975. Một số tác phẩm được xuất bản gần đây như Giọt lệ và nụ cười, 2007, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Nguyễn Yến Anh dịch, tái bản bản in trước 1975), Ngọn lửa vĩnh cửu, 2009, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Đỗ Tư Nghĩa dịch) và Nhà tiên tri, 2010
——————————
Nhà Sách Thời Đại FOR SUCCESS – ALL IN Nhà Sách Thời Đại
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT Nhà Sách Thời Đại: 

Viết một bình luận