Phanbook Mong Muốn Cống Hiến Cho Độc Giả Và Thị Trường Xuất Bản Những Giá Trị Văn Minh, Tốt Đẹp Tập Hợp Một Nhóm Bạn Hữu Tâm Huyết, Có Chung Khát Vọng, Có Ít Nhiều Kinh Nghiệm Về Thị Trường Và Chuyên Môn, Chọn 1 Cách Tiếp Cận Lĩnh Vực Xuất Bản Với Một Tinh Thần Độc Lập

Phanbook – Chia sẻ tri thức và giá trị sống Đơn vị phát hành sách và văn hóa phẩm. Với ấn bản lần này, Phanbook đã thay đổi chất liệu giấy, sáng hơn và không bị ố. Ngoài ra, tác giả có bổ sung, cập nhật một số thông tin mới (ví dụ, chú thích tường minh hơn về lai lịch đan viện Benedict/ nhà nguyện Franciscaines sau khi tiếp nhận thêm hồ sơ tư liệu từ các soeur dòng này).

——————————
Phanbook FOR SUCCESS – ALL IN Phanbook
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT Phanbook: 
– Website: https://phanbook.vn
 
——————————

Sắp tới đây, Phanbook sẽ phát hành một tựa sách cùng chủ đề triết học, cùng do dịch giả Bùi Văn Nam Sơn chuyển ngữ. Các mọt có hóng cùng Ad không nè?

——————————

“Bạo lực không ngừng tái lập sự hợp nhất giữa cái ác và luân lý và sự đau khổ. Vì thế, hành động nào, dù mang tính chính trị, giảm thiểu độ bạo lực do người này gây ra cho người khác, cũng sẽ giảm thiểu mức độ đau khổ trong thế giới. Nếu ta thử trừ đi sự đau khổ mà con người gây ra cho nhau để thử xem còn lại bao nhiêu đau khổ trên thế gian này, thì thú thật, ta không biết được, bởi sự đau khổ đã bị bạo lực thâm nhập vào quá sâu rồi.”

– Trích #Cái_ác
[PHANBOOKER REVIEW] Chiếc xe đạp mất cắp (Wu Ming-Yi)
Đúng như nhà sử học Hy Lạp cổ Polybius đã nói: “Việc có ý nghĩa giáo huấn nhất không có gì bằng hồi tưởng tai họa của người khác. Muốn học cách làm sao nghiêm trang chịu đựng được sự xoay vần của số mệnh, thì đây là cách duy nhất’’. Tôi muốn viết tiểu thuyết để thử học cách ‘’làm sao nghiêm trang chịu đựng sự xoay vần của số mệnh’’.
Và Wu Ming-Yi đã làm được điều này trong cuốn tiểu thuyết 350 trang kỳ ảo, trang nhã, vừa như thơ bay bổng dịu ngọt, vừa lại như thủy triều sóng dâng bao đau thương xoay vần của người dân trên hòn đảo Đài Loan, qua những cơn bi loạn hỗn chiến mà có lẽ là người Việt Nam, chúng ta cũng không quá xa lạ.
Mình lật từng trang đọc, nói thật là đọc rất nhọc vì đây không phải là kiểu tiểu thuyết mở ra đọc chơi cho vui chuyện tình cảm lứa đôi, càng không phải kiểu đánh nhau binh đao, lại cũng không phải kiểu sầu thương quằn quại đau khổ, mà chính ra nhọc là vì hàm lượng tri thức và sự kì ảo Á Đông lướt trôi trên từng trang, từng trang một, điều mà không nhiều tiểu thuyết hiện đại làm được. Vì sách dày nên đọc thành từng đợt, có những đợt tĩnh lặng đến mức nghe cả tiếng mình thở trên từng trang giấy lật sột soạt, và có đợt thấy lòng mình chao nghiêng theo cả từng vòng xe đạp ở đó, qua rất nhiều thế hệ, từ Đài đến Nhật đến Malaysia rồi Myanmar và cả Ấn Độ, Trung Hoa…
Câu chuyện ban đầu tưởng là nói về quan hệ giữa người với người, sau lại là hồn xe với hồn người hòa làm một, tiếp theo lại là những giọt nước mắt cùng voi, cùng những con thú trong vườn thú Viên Sơn, và xa hơn là cả luyến lưu với cây đa, với những khu rừng nhiệt đới xa lạ, với cả biển cả và bầu trời, cùng những cơn mưa trôi đi trôi đi…
Có lúc mình nghĩ tác giả kiểu cách, nhưng rồi lại đến lúc mình nghĩ cái sự kiểu cách Đông Bắc Á này là trong máu thịt lối nghĩ dân tộc, kĩ càng, chỉn chu, thanh nhã nhưng đằng sau lại là bão tố ầm ào của quá nhiều nghĩ suy cảm nhận. Đó âu chính là cái sự “nghiêm trang’’ trong chịu đựng sự xoay vần của số mệnh. Có lẽ vì đã không ít lần đắm mình trong cái sự nghiêm trang khốn khổ đó để nhìn số phận xoay vần và cuộn vào bên trong sâu thẳm, mà mình đọc đến đây thấy thấu hiểu quá.
Đúng đó, đời người mà, “có lúc như chim, có lúc lại giống như trai’’, và những lúc giống như trai, lại là đúng tận cùng yêu thương, đáy sâu khổ đau mà không thể chia sẻ, không thể mở ra được cái khóa ngay bên trong. Đọc mà ngẫm nghĩ, đúng là có những thế hệ của đất nước, của trái đất này, chẳng có chuyện gì để nói ngoài chiến tranh, và chiến tranh thì có bao giờ kết thúc đâu, những người ở lại đều có những cái gai nhọn mà phải vô cùng nỗ lực để nhổ ra, để sống đời bình thường (chứ không mong gì là phi thường), nhưng không phải lúc nào cứ nỗ lực là thành công. Những cánh chim không bay, và lũ trai thì im thin thít qua cát gió thời gian, đợi tới lúc được khơi dòng thì ào ạt khốn khổ tìm cách xếp hình bắt chữ cho ra đôi chút câu chuyện để kể, nhưng tất nhiên, không bao giờ là đủ…
“Thông qua câu chuyện bắt đầu từ việc tìm xe đạp, vô tình bước vào dòng chảy của một quãng thời gian nào đó này, tôi hy vọng người đọc và nhân vật trong sách có thể cảm nhận được tình cảm, nhịp độ khi nhấn bàn đạp, mùi mồ hôi và hơi thở hổn hển, nỗi đau rơi nước mắt và không rơi nước mắt của nhau. Nhưng không ai dừng lại, đôi bên không cần gọi hay hôn nhau, mà chỉ cần im lặng, khó nhọc, đói khát song cũng lại bình tĩnh tiếp tục đạp’’.
——————————
[TÁI BẢN LẦN 3] BIÊN KHẢO “ĐÀ LẠT BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ” – NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
1.000 ấn bản của cuốn “Đà Lạt, bên dưới sương mù” của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên sẽ xuất hiện trở lại trên các kênh sách online và nhà sách truyền thống sau một thời gian khó tìm do hết hàng.
Được viết nên thơ, từ bỏ tất cả hình thức truyền thống, thay vào đó nắm lấy sự thoáng qua và trốn tránh của ký ức và đau buồn, Một dòng họ Do Thái là một chuyên luận về chấn thương thế hệ, gánh nặng mất mát, và cách số phận của chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự rối ren trong dòng dõi của tổ tiên.
Cũng giống như Theseus, ta có thể tìm thấy nỗi buồn về sự thiếu tự do của mình: bởi vì ngay cả những mối quan hệ bi thảm nhất ràng buộc chúng ta cũng chính là những mối liên hệ duy trì chúng ta với lịch sử cá nhân.
– Lược dịch từ Tạp chí Albertine thuộc Dự án văn hóa của Đại sứ quán Pháp tại New York

——————————

[ĐỌC GÌ ĐÊM HALLOWEEN?] – PEDRO PA’RAMO của JUAN RULFO
Mình giới thiệu mọi người một cuốn sách để đọc trong kì lễ Halloween này là cuốn Pedro Páramo, một tiểu thuyết Mỹ Latin có đầy rẫy những hồn ma, những tội lỗi và sự rùng rợn.
Cuốn sách có hai tuyến truyện chính, của người con Juan Preciado và người cha Pedro Páramo. Chúng ta theo Juan Preciado đi về làng Comala để tìm người cha Pedro Páramo – theo di nguyện của người mẹ. Ngôi làng Comala xuất hiện đầu tiên qua lời kể với một hình ảnh cực kì đẹp:
“Khi qua ngọn đèo của những người Colimotes thì ở đó hiện ra quang cảnh ngoạn mục của một bình nguyên xanh với những cánh đồng ngô chín vàng. Rồi từ đó con sẽ thấy làng Comala trắng tuyền màu đất, sáng lung linh trong đêm mờ”.
Trên hành trình đó, Juan Preciado đã gặp được những thứ, ban đầu là con người nhưng khi đến gặp người tiếp theo thì nhận ra đó là hồn ma, cứ từ từ như vậy để rồi nhận ra cả làng đều là hồn ma và chính cả Juan Preciado cũng là một hồn ma. Cái cảm giác lúc mà nói chuyện với họ xong rồi qua một lúc nhận ra họ không phải là người làm mình cũng có cảm giác rờn rợn. Qua những hồn ma đó ta phần nào biết thêm về Pedro Pámaro.
Câu chuyện về Pedro Páramo được kể xen kẽ với tuyến truyện của Juan Preciado. Pedro Pámaro hiện lên là một kẻ đầy tham vọng, độc tài, tàn nhẫn nhưng cũng rất si tình. Hắn ta dùng tiền bạc để chi phối cả ngôi làng, tự tạo ra luật lệ cho riêng mình bằng những đồng tiền, hắn thao túng từ cha xứ, những cô gái đoan trang, những kẻ làm cách mạng,… một chế độ độc tài do hắn dựng lên cứ như một xã hội Mexico thu nhỏ.

——————————

“KẺ SĂN MỒI” TRONG TRÒ CHƠI THAO TÚNG TÂM LÝ
Một cựu thẩm phán, cựu công tố viên, cựu luật sư và cựu đao phủ khi đã về hưu lại thích tụ họp và lật ngược những vụ luận tội từ Socarates cho đến Jeanne d’Arc, Dreyfus hay thậm chí cả Alexander Đại đế.
Một cách tình cờ, họ “săn” được một “con mồi” cho trò chơi xử án giả tưởng của mình. Với sự khôn khéo, tinh ranh lẫn một chút “cáo già”, họ dần khơi được những tội lỗi vô tình của “con mồi” và biến chúng thành tội ác hoàn mỹ, để mang ra xử trí.
Nhưng làm thế nào để những kẻ săn mồi này có thể thao túng tâm lý nạn nhân, khiến nạn nhân từ việc luôn miệng khẳng định mình vô tội lại nhận tội và chuyển sang trạng thái tự hào, thậm chí là khó chịu khi tội ác hoàn hảo của mình bị phản bác?
[PHANBOOK ON AIR] Tập 44: 12.2.1968 – KÝ ỨC KINH HOÀNG VỀ CUỘC THẢM SÁT PHONG NHẤT, PHONG NHỊ (KOH KYOUNG TAE)
12.2.1968 – Một thời khắc đã để lại những vết thương, sự day dứt và ký ức kinh hoàng. Ý nghĩa lớn lao nhất mà bộ hồ sơ gây rúng động này muốn hướng tới là phơi bày bộ mặt tàn bạo và phi nghĩa của chiến tranh.
Mời các bạn cùng lắng ghe một trích đoạn đầy cảm xúc từ tựa sách “12.2.1968 – Ký ức kinh hoàng về cuộc thảm sát Phong Nhất, Phong Nhị”.

——————————

Biên sử nước là câu chuyện về cù lao Lẻ bốn bề nước dâng. Nơi đây có kẻ đã thần thánh hóa bản thân với danh xưng Đức Ngài và xây dựng nên đế chế của sự cuồng tín cùng với tin đồn trái tim Đức Ngài chữa được bách bệnh. 
Mỗi chương là một câu chuyện tách biệt nối liền với nhau bởi sợi chỉ mang hình ảnh người đàn bà tay bồng đứa nhỏ đã lấy đi trái tim của Đức Ngài. Nguyễn Ngọc Tư đã kích thích trí tò mò tột độ của độc giả khi lần lượt đưa ra những câu chuyện về danh tính nhiều người phụ nữ, để rồi kết thúc là một khoảng mênh mang lớn. Nó để lại trong lòng mình những mơ hồ không giải thích nổi. Chắc đây là dụng ý của cô Tư. Cô không cho người đọc một câu trả lời rõ ràng và để họ tự do chọn lựa cho mình một cái tên. Ai cũng được mà không ai cũng được. Trái tim đã bị lấy đi rồi. Trái tim của sự lừa lọc, cuồng tín và cái ác.
Đây không phải là một tiểu thuyết khiến độc giả phải ồ à. Khá siêu thực và khó hiểu là đa phần cảm nhận của mọi người.
Chia sẻ của độc giả Trần Tuệ Minh trên Goodreads
——————————
[PHANBOOKER REVIEW] Sống – Làm việc – Làm việc – Làm việc – Chết
Nói chung, tôi bị cuốn hút và phát cuồng bởi cuốn sách. Pein không có nhiều điều phải tâng bốc khi nói về Thung lũng Silicon hay công nghệ nói chung, vì vậy điều đó cũng có thể khiến cuốn sách trở nên khó đọc.
Nếu bạn đang tìm kiếm báo chí công bằng và cân bằng, bạn sẽ không thực sự tìm thấy nó ở đây. Thay vào đó, đây là một câu chuyện về một anh chàng (tác giả), người dường như không tin rằng nỗ lực của anh ta để tạo ra một công ty khởi nghiệp với mục đích duy nhất là kiếm được nhiều tiền không diễn ra như kế hoạch. (Đó thực sự là lực đẩy của tập này.)
Cuốn sách có thể hay hơn nếu Pein khách quan hơn một chút và không đưa ra chính sách đốt nương làm rẫy. Nhưng có thể Sống – Làm việc – Làm việc – Làm việc – Chết là như vậy bởi vì nó phải như vậy – không ai theo dõi các vị tướng công nghệ, những người ra ngoài thay thế các tổng thống và các vị vua. Vì vậy, cuốn sách là phải đọc đối với bất kỳ người trẻ nào quan tâm đến làm việc trong lĩnh vực công nghệ.
——————————
Lá bài “Người hầu Tiền vàng” đại diện cho một chàng trai trẻ bị dính lời nguyền đen tối. Anh ngồi trên một cỗ xe được hiển thị bởi lá “Xe ngựa”, đi đến ngã tư nối giữa Corinth và Thebes. Phanbook
Tại đây, các lá “Gậy quyền” và “Tử thần” biểu thị một cuộc ẩu đả, và anh đã khiến một người đàn ông bỏ mạng, dù anh không cố ý.
Lá “Bánh xe Vận mệnh” xuất hiện, anh tiến vào thành Thebes, cưới “Nữ vương Tiền vàng” tuy là góa phụ nhưng vẫn còn trẻ đẹp.
Thành Thebes sau đó gặp đại dịch, cần sự giải thích và lời tiên tri của “Nữ Giáo hoàng”. Vị nữ thần ấy đã mở ra lá “Phán xét” và tiết lộ những sự thật kinh hoàng.
Cuối cùng, chàng trai trẻ biến thành “Ẩn sĩ” với đôi mắt mất đi ánh sáng và đang lên đường rời khỏi Thebes với chiếc áo choàng và cây gậy của người hành hương.
[PHANBOOKER REVIEW] CÕI PHI LÝ VÀ HƯ VÔ CỦA DURRENMATT
Friedrich Dürrenmatt sinh năm 1921, mở đầu quá trình sáng tác bằng ngành hội họa. Năm 1941, ông theo học triết và văn chương Đức ở Đại học Zürich, và rồi sau đó chuyển sang học ngành khoa học tự nhiên của Đại học Bern. Tuy thế cũng như Marquez, ông quyết định bỏ ngang sự nghiệp học hành và rồi trở thành một người viết văn.
Nổi tiếng ở mảng kịch nghệ, Dürenmatt có những tác phẩm vô cùng nổi tiếng có thể kể ra như Bà lớn về thăm, Ba nhà vật lý… Tại Việt Nam, vở kịch Bà lớn về thăm của ông đã được chuyển ngữ cũng như giới thiệu từ rất sớm trong các chương trình giao lưu văn hóa. Ở mảng tiểu thuyết, hai tác phẩm Thẩm phán và Đao phủ cùng với Án giả cũng được giới thiệu.
Sử dụng hài hòa tính chất kịch nghệ trong các tiểu thuyết, ở thể loại nào ta cũng thấy được một sự châm biếm cũng như giễu nhại sâu cay đối với chủ nghĩa tư bản. Các tác phẩm của Dürenmatt sử dụng trinh thám, phá án- thể loại vốn vẫn bị xem như là « ba xu » – để khái quát nên chủ nghĩa hư vô cũng như tính chất phi lý trong cuộc sống này. Phanbook
✍️ CHỦ ĐỀ GÂY HẤN
Một trong những điểm có phần quen thuộc trong các tác phẩm của Dürenmatt đó là tình chất khó chịu cũng như gây hấn trong các cốt truyện. Ông thường thách thức người đọc bằng những bí ẩn cũng như phong cách dẫn dắt vô cùng độc đáo. Sử dụng thể loại phá án, các nhân vật của ông thường có phong cách đặc trưng, và dễ nhận ra như trong series của Agatha Christine hay George Simenon.

——————————

[PHANBOOKER CÓ BIẾT?] ĐỒNG DOLLAR CHỐNG ANH QUỐC
Cái tên dollar thâm nhập vào ngôn ngữ Anh thông qua Scotland. Vào khoảng giữa năm 1567 và 1571, vua James VI cho ban hành đồng 30 shilling mà người Scotland gọi là đồng dollar kiếm vì thiết kế ở mặt sau của nó. Tiếp sau là đồng xu 2 merk vào năm 1578, được gọi là đồng dollar cây gai.
Người Scotland sử dụng tên dollar để phân biệt tiền tệ của mình, từ đó phân biệt cả đất nước và bản thân họ, khác biệt hơn với nước Anh láng giềng độc đoán ở phía nam.
Do đó, ngay từ khi mới được sử dụng, đồng dollar đã có khuynh hướng chống Anh hay chống sự độc đoán mà nhiều người định cư Scotland mang đến quê hương mới của mình ở châu Mỹ và các thuộc địa khác của Anh.
Việc di cư của người Scotland có tác động rất lớn đến sự phổ biến sau đó của từ dollar ở các thuộc địa của Anh trên khắp thế giới. Phanbook
MÊ LỘ CỦA SEBALD
Gần 20 năm sau ngày mất của Sebald, nhiều người đọc Việt Nam mới bắt đầu giật mình vì những cuốn tiểu thuyết đầy ắp bóng ma và một lối viết kỳ dị như “ghostwriting”.
Theo chân người kể chuyện mộng du u sầu, người đọc thấy bóng dáng của Stendhal, Franz Kafka, Jorge Luis Borges, Joseph Conrad, cả Nabokov và Thomas Bernhard, bị “chóng mặt” với các hình bóng song trùng thực ảo như muốn tháo dỡ mọi đường biên thể loại và các lớp mặt nạ như che dấu một bộ mặt khao khát lật đổ mọi diễn ngôn đã được mặc định.
Với tất cả nỗ lực thoát khỏi sự sa lầy trong mê lộ của Sebald, người đọc cần một “cuộn chỉ của nàng Ariadne” để không “sụp hố” ngăn cách giữa cái tôi tự thuật, cái tôi trải nghiệm, với cái tôi đang kể lại, những hình ảnh thật và sống động được cài đặt như một di sản phi hư cấu với vô số địa danh thực tế, hành trình quanh co cùng những hồn ma lang thang.
——————————
[TRÊN TỪNG TRANG SÁCH] Nhà thờ St.Mary, nơi Flannery O’Connor ngày nào cũng tới thời học viết văn ở Iowa. Tương truyền bà luôn ngồi ở hàng số 5, dãy ghế bên phải. Iowa cũng là nơi bà viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại Wise Blood, Dòng Máu Khôn Ngoan. Phanbook
Một sáng Chúa nhật vào nhà thờ với một người bạn theo đạo, lắp bắp hát chứ có biết hát đâu, nghĩ về Flannery O’Connor người yêu Chúa tới mức nghi ngờ Chúa, đến mức viết “chỉ Chúa là một kẻ vô thần”.
– Bài và ảnh từ nhà văn Hiền Trang
Mời bạn mua sách Dòng máu khôn ngoan và Khó mà tìm được một người tốt của Flannery O’Connor tại:
——————————
Phanbook FOR SUCCESS – ALL IN Phanbook
——————————
🌐 GIAN HÀNG TMĐT Phanbook: 
– Website: https://phanbook.vn
 
——————————

Viết một bình luận